Bear Market là gì? Bí ẩn thị trường giảm giá, nhà đầu tư nên làm gì?

Bear Market là gì? Bí ẩn thị trường giảm giá, nhà đầu tư nên làm gì?

Bear Market là thuật ngữ không còn xa lạ đối với những ai theo dõi thị trường chứng khoán và kinh tế tài chính. Tuy nhiên, để hiểu rõ Bear Market là gì và cách nó ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như quyết định đầu tư, không phải ai cũng nắm rõ. Hãy cùng khám phá chi tiết hơn về khái niệm này.

1. Bear Market là gì?

thi-truong-gau-trong-chung-khoan
Tìm hiểu khái niệm thị trường gấu trong chứng khoán là gì?

Bear Market (thị trường con gấu) là thuật ngữ chỉ giai đoạn mà thị trường tài chính sụt giảm mạnh, thường ít nhất 20% từ mức đỉnh trước đó, và kéo dài trong một khoảng thời gian đáng kể. Đây là thời điểm tâm lý lo ngại chiếm ưu thế, nhà đầu tư có xu hướng bán tháo, làm giá cổ phiếu và các tài sản tài chính khác tiếp tục lao dốc. 

Trái ngược với Bull Market (thị trường con bò), khi giá tăng đều và nhà đầu tư lạc quan hơn về triển vọng thị trường Bear Market phản ánh sự bi quan, thận trọng và thường đi kèm với xu hướng bán tháo hàng loạt. Trong Bull Market, nhà đầu tư có xu hướng “ôm giữ” tài sản lâu dài để chờ tăng giá, còn trong Bear Market, họ lại tìm cách rút lui nhanh chóng nhằm giảm thiểu thiệt hại.

2. Nguyên nhân gây ra Bear Market

bear-market-1
Nguyên nhân gây ra Bear Market

Bear Market thường không xảy ra ngẫu nhiên mà xuất phát từ những yếu tố rõ ràng:

  • Kinh tế suy yếu: Tăng trưởng GDP chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp tăng khiến nhà đầu tư mất niềm tin.
  • Lãi suất tăng: Chi phí vay vốn cao hơn, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng.
  • Chính sách tài khóa thắt chặt: Cắt giảm chi tiêu công hoặc tăng thuế khiến sức mua giảm.
  • Bất ổn chính trị, địa chính trị: Gây lo ngại và khiến nhà đầu tư rút vốn.
  • Lợi nhuận doanh nghiệp giảm: Khi các công ty làm ăn kém hiệu quả, giá cổ phiếu dễ bị kéo xuống.
  • Thị trường bị định giá quá cao (overvalued): Giá cổ phiếu cao hơn nhiều so với giá trị thực, dễ dẫn đến điều chỉnh giảm.

3. Bear Market ảnh hưởng thế nào đến nhà đầu tư

3.1. Tác động tiêu cực

Một Bear Market không chỉ khiến giá cổ phiếu giảm mạnh mà còn tác động dây chuyền đến nhiều loại tài sản tài chính khác như quỹ đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và thậm chí cả thị trường tiền tệ. Sự sụt giảm lan rộng này khiến giá trị tài sản ròng (NAV) của các quỹ bị thu hẹp, doanh nghiệp khó huy động vốn, và thanh khoản trên thị trường bất động sản cũng suy giảm đáng kể. 

Trong bối cảnh đó, tâm lý nhà đầu tư thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến những hành động mang tính phòng vệ như bán tháo tài sản, cắt lỗ một cách vội vàng, hoặc tạm dừng đầu tư hoàn toàn. 

bear-market
Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Bear Market

3.1. Tác động tích cực

Tuy nhiên, không phải ai cũng nhìn Bear Market bằng lăng kính tiêu cực. Với những nhà đầu tư dài hạn, đây lại là thời điểm lý tưởng để tái cơ cấu danh mục và mua vào các cổ phiếu chất lượng cao với mức giá hấp dẫn. Việc đầu tư vào doanh nghiệp có nền tảng tài chính vững mạnh trong thời kỳ thị trường suy yếu có thể mang lại lợi nhuận lớn khi thị trường phục hồi trở lại.

 Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett từng khuyên: “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam, và tham lam khi người khác sợ hãi” – một chiến lược đã được kiểm chứng qua nhiều chu kỳ thị trường. Điều quan trọng là giữ được cái đầu lạnh, đánh giá khách quan rủi ro và cơ hội, từ đó đưa ra quyết định đầu tư có cơ sở thay vì bị chi phối bởi cảm xúc ngắn hạn.

4. Dấu hiệu nhận biết Bear Market

4.1. Nhận diện Bear Market

Bear Market thường có những dấu hiệu dễ nhận biết. Trước hết là sự sụt giảm liên tục của các chỉ số thị trường lớn như VN-Index, S&P 500, Nasdaq,… giảm từ 20% trở lên so với đỉnh gần nhất. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch có xu hướng giảm từ từ đến mạnh, cho thấy sự do dự và sợ hãi của nhà đầu tư. 

Ngoài ra, các chỉ số đo lường niềm tin tiêu dùng hoặc kỳ vọng kinh tế tương lai cũng giảm mạnh. Những tín hiệu này giúp nhà đầu tư sớm nhận biết tình trạng thị trường và có kế hoạch ứng phó phù hợp.

Tin tức tiêu cực tràn lan trên Internet từ báo chí đến các hội nhóm mạng xã hội,…

4.2. Ví dụ cụ thể về Bear Market trong lịch sử

Một trong những ví dụ rõ ràng nhất là Bear Market năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ thị trường bất động sản Mỹ. Chỉ số Dow Jones giảm hơn 50%, kéo theo làn sóng bán tháo toàn cầu. 

Gần đây hơn, Bear Market cũng xuất hiện trong giai đoạn đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Chỉ trong vài tuần, S&P 500 đã lao dốc hơn 30%, phản ánh sự lo ngại tột độ về tình trạng đóng cửa kinh tế và khủng hoảng y tế toàn cầu.

5. Chiến lược đầu tư trong Bear Market

chien-luoc-dau-tu-trong-bear-market
Chiến lược đầu tư trong Bear Market

Chiến lược đầu tiên và tiên quyết khi bear marketing là cần phải bảo vệ vốn. Trong Bear Market, giữ được tiền là đã thắng, tránh tính trạng “bắt đáy” nhưng đáy trong váy hoặc gồng lỗ liên tục dẫn đến thua lỗ nặng nề hoặc thậm chí là cháy tài khoản.

Khi đối mặt với Bear Market, việc xây dựng chiến lược đầu tư khôn ngoan là điều tối quan trọng. Nhiều nhà đầu tư lựa chọn chiến lược đầu tư giá trị – mua các cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá trị thực, có tiềm năng phục hồi tốt. Hoặc Duy trì đầu tư dài hạn qua chiến lược “trung bình giá” (DCA), mua cổ phiếu ngon với giá tốt để tích sản dài hạn,…

Đa dạng hóa danh mục đầu tư (diversification) cũng là phương án hiệu quả, giúp phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau như vàng, trái phiếu, hoặc bất động sản.

 Ngoài ra, các công cụ tài chính như hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro giảm giá. Quan trọng nhất, nhà đầu tư cần giữ vững tâm lý, không hoảng loạn và luôn bám sát kế hoạch tài chính đã đề ra.

6. Kết luận

Bear Market là một phần tất yếu của chu kỳ thị trường. Thay vì lo sợ, hiểu đúng về Bear Market sẽ giúp nhà đầu tư bình tĩnh hơn khi đối mặt với biến động. Biết cách nhận diện sớm, áp dụng chiến lược đầu tư phù hợp và giữ tâm lý vững vàng là chìa khóa để vượt qua thời kỳ khó khăn này. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn cái nhìn rõ ràng và thực tế hơn về Bear Market – thị trường con gấu đầy thử thách nhưng cũng nhiều cơ hội.

Theo dõi chungkhoan.com.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về thuế và đầu tư quốc tế!

Share This Article