Cách đọc bảng giá chứng khoán đơn giản và dễ hiểu nhất cho người mới

Bảng giá chứng khoán là công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư theo dõi biến động thị trường và đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đọc và hiểu ý nghĩa các chỉ số, màu sắc, ký hiệu trên bảng giá. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bảng giá chứng khoán một cách chi tiết và dễ hiểu.

Thông tin cơ bản về cách đọc bảng giá chứng khoán

bang-gia-chung-khoan
Thông tin cơ bản về bảng giá chứng khoán

Bảng giá chứng khoán là công cụ không thể thiếu đối với nhà đầu tư khi tham gia thị trường. Đây là nơi hiển thị toàn bộ thông tin về giá cả, khối lượng giao dịch và diễn biến của từng mã cổ phiếu theo thời gian thực. Nhờ vào bảng giá, nhà đầu tư có thể theo dõi sự thay đổi của thị trường và đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.

Tại Việt Nam, bảng giá chứng khoán được phân thành hai hệ thống chính theo hai Sở giao dịch lớn là HoSE (Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM) và HNX (Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội). Trong đó, bảng giá HNX bao gồm cả sàn HNX và UPCoM. Ngoài cổ phiếu, bảng giá còn hiển thị thông tin về chứng quyền, hợp đồng tương lai và các sản phẩm tài chính khác.

Bên cạnh bảng giá chính thức của các Sở, mỗi công ty chứng khoán cũng phát triển hệ thống bảng giá riêng cho khách hàng. Tuy nhiên, dù giao diện có thể khác nhau, các thông số cơ bản vẫn đồng nhất vì dữ liệu đều được cập nhật từ hai Sở giao dịch và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong mọi giao dịch.

Việc nắm vững cách đọc bảng giá chứng khoán là kỹ năng quan trọng giúp nhà đầu tư hiểu rõ tình hình thị trường. Một bảng giá thể hiện trạng thái giao dịch của từng mã cổ phiếu, giúp nhà đầu tư đánh giá xu hướng, xác định cơ hội đầu tư và quản lý danh mục hiệu quả. Khi hiểu được cách đọc bảng giá, nhà đầu tư có thể phản ứng nhanh trước các biến động, tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Thuật ngữ, ký hiệu và ý nghĩa của các thành phần trên bảng giá

bang-gia-chung-khoan-1
Những thành phần chính trên bảng giá chứng khoán hiện nay

1. Hệ thống đồ thị chỉ số

Hệ thống đồ thị chỉ số là một phần quan trọng mà trong bài phân tích về cách đọc bảng giá chứng khoán không thể không nhắc đến. Nó giúp nhà đầu tư theo dõi xu hướng thị trường thông qua các chỉ số chính:

  • VN-Index: Phản ánh xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE).
  • VN30-Index: Chỉ số của 30 cổ phiếu bluechip có vốn hóa và thanh khoản cao nhất trên HoSE.
  • VNX-AllShare: Chỉ số chung thể hiện sự biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết trên HoSE và HNX.
  • HNX-Index: Phản ánh biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
  • HNX30-Index: Chỉ số của 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa và thanh khoản cao nhất trên HNX.
  • UPCoM-Index: Chỉ số thể hiện xu hướng giá của các cổ phiếu niêm yết trên sàn UPCoM.

2. Danh sách các cột trên bảng giá

Trong cách đọc bảng giá chứng khoán, có rất nhiều cột thông tin nhìn có vẻ hơi phức tạp nhưng lại đặc biệt quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch chính xác. Vì vậy trong cách đọc bảng giá chứng khoán, chúng ta cũng cần phải rất lưu tâm đến các chỉ số này.

2.1. Mã chứng khoán (Mã CK)

Là danh sách các mã cổ phiếu được giao dịch, mỗi công ty niêm yết sẽ có một mã riêng, thường là viết tắt của tên công ty. Ví dụ:

  • Vinamilk: VNM
  • BIDV: BID

2.2. Tổng khối lượng khớp (Tổng KL)

Là tổng số cổ phiếu đã được giao dịch trong ngày, phản ánh tính thanh khoản của cổ phiếu.

2.3. Bên mua

cach-doc-bang-gia-chung-khoan
Cách đọc bảng giá chứng khoán – Xem các chỉ số bên mua/bên bán

Mỗi bảng giá có 3 mức giá chờ mua, mỗi mức gồm Giá muaKhối lượng mua:

  • Giá 1 – KL 1: Mức giá đặt mua cao nhất hiện tại.
  • Giá 2 – KL 2: Mức giá đặt mua cao thứ hai.
  • Giá 3 – KL 3: Mức giá đặt mua cao thứ ba.

2.4. Bên bán

Tương tự bên mua, bảng giá có 3 mức giá chờ bán:

  • Giá 1 – KL 1: Mức giá chào bán thấp nhất hiện tại.
  • Giá 2 – KL 2: Mức giá chào bán cao thứ hai.
  • Giá 3 – KL 3: Mức giá chào bán cao thứ ba.

2.5. Cột khớp lệnh

Hiển thị thông tin về các giao dịch khớp lệnh trong ngày:

  • Giá: Mức giá khớp trong phiên.
  • KL: Khối lượng cổ phiếu đã khớp tại mức giá đó.
  • +/-: Biểu thị mức tăng/giảm so với giá tham chiếu.

2.6. Giá cao nhất, thấp nhất và giá trung bình

  • Giá cao nhất (Cao): Mức giá khớp cao nhất trong phiên.
  • Giá thấp nhất (Thấp): Mức giá khớp thấp nhất trong phiên.
  • Giá trung bình (Trung bình): Trung bình cộng của giá cao nhất và thấp nhất.

2.7. Cột Dư mua / Dư bán

  • Trong phiên khớp lệnh liên tục: Hiển thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp.
  • Kết thúc phiên giao dịch: Hiển thị số lượng cổ phiếu chưa được khớp.

2.8. Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài mua/bán

Gồm hai cột:

  • Mua: Số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài đặt mua.
  • Bán: Số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài đặt bán.

Màu sắc trên bảng giá chứng khoán có ý nghĩa gì?

cach-doc-bang-gia-chung-khoan-2
Cách đọc bảng giá chứng khoán – Phân biệt màu sắc trên bảng giá

1. Giá tham chiếu (TC) – Giá vàng

Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất, dùng làm cơ sở tính giá trần và giá sàn. Trên sàn UPCoM, giá tham chiếu là giá trung bình của phiên trước.

2. Giá trần (Trần) – Giá tím

Là mức giá cao nhất nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán trong ngày, hiển thị bằng màu tím.

  • HOSE: +7% so với giá tham chiếu
  • HNX: +10% so với giá tham chiếu
  • UPCoM: +15% so với giá bình quân phiên trước

3. Giá sàn (Sàn) – Giá xanh dương

Là mức giá thấp nhất nhà đầu tư có thể giao dịch trong ngày, hiển thị bằng màu xanh dương.

  • HOSE: -7% so với giá tham chiếu
  • HNX: -10% so với giá tham chiếu
  • UPCoM: -15% so với giá bình quân phiên trước

4. Giá xanh và Giá đỏ

  • Giá xanh: Giá tăng, có xu hướng cao hơn giá tham chiếu nhưng chưa đạt giá trần.
  • Giá đỏ: Giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng chưa chạm giá sàn.

Các chỉ số hiển thị trên bảng giá là gì?

cach-doc-bang-gia-chung-khoan-3
Cách đọc bảng giá chứng khoán và xem các chỉ số hiển thị

Việc hiểu rõ các chỉ số chứng khoán hiển thị là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư hiểu rõ quy luật và các đọc bảng giá chứng khoán. Đồng thời cũng có thể nắm bắt xu hướng thị trường nhanh chóng. Dưới đây là ý nghĩa các chỉ số thường thấy trên bảng giá:

  • VN-Index: Là chỉ số đại diện cho toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE. Chỉ số này phản ánh biến động chung của thị trường chứng khoán TP.HCM, qua đó giúp nhà đầu tư đánh giá xu hướng tăng hay giảm của thị trường.
  • VN30-Index: Gồm 30 mã cổ phiếu có vốn hóa lớn và thanh khoản tốt nhất sàn HOSE. Đây là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường nên VN30 thường được dùng để xác định xu hướng của nhóm bluechip.
  • HNX-Index: Đại diện cho toàn bộ cổ phiếu giao dịch trên sàn HNX. Chỉ số này giúp nhà đầu tư theo dõi biến động thị trường chứng khoán Hà Nội một cách tổng quan.
  • HNX30-Index: Bao gồm 30 cổ phiếu hàng đầu về vốn hóa và thanh khoản trên HNX. Đây là nhóm cổ phiếu tiêu biểu của sàn Hà Nội, thường được dùng làm chỉ báo xu hướng thị trường.
  • UPCOM-Index: Theo dõi các cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết trên HOSE hoặc HNX. Dù thanh khoản thấp hơn, chỉ số này vẫn cung cấp cái nhìn tổng thể về sàn UPCOM.

Ngoài các chỉ số thị trường, bảng giá chứng khoán còn hiển thị:

  • KL (Khối lượng): Tổng số cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được khớp lệnh tại thời điểm hiện tại.
  • GT (Giá trị): Tổng giá trị giao dịch (thường tính theo tỷ đồng), thể hiện mức độ sôi động của thị trường.

Việc nắm vững các chỉ số này giúp bạn hiểu rõ tình hình thị trường, hỗ trợ đưa ra quyết định đầu tư hợp lý và hiệu quả.

Ví dụ về cách đọc bảng giá chứng khoán

cach-doc-bang-gia-chung-khoan-4
Ví dụ về cách đọc bảng giá chứng khoán

Để hiểu cách đọc bảng giá chứng khoán, trước tiên bạn cần quan sát chỉ số VN-Index – thước đo chung của thị trường. Ngày 9/5/2025, VN-Index đóng cửa ở mức 1.267,30 điểm, giảm 2,5 điểm (-0,2%) so với phiên trước đó. Mặc dù mở cửa với trạng thái tích cực và tạo khoảng gap tăng gần 5 điểm, chỉ số đã giảm dần về cuối phiên, đóng cửa trong sắc đỏ với cây nến đỏ đặc.

Tiếp theo, cần chú ý đến thanh khoản thị trường. Tổng khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE đạt hơn 746,6 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch hơn 17.061 tỷ đồng. So với phiên trước, thanh khoản có sự giảm nhẹ, phản ánh tâm lý thận trọng hơn từ phía nhà đầu tư sau nhiều phiên tăng điểm liên tiếp.

Bảng giá chứng khoán còn hiển thị số lượng mã tăng, mã giảm và mã đứng giá. Trong phiên này, toàn sàn có 101 mã tăng giá, 63 mã giảm giá và 60 mã đứng giá. Sự phân bố này cho thấy thị trường có sự lan tỏa tích cực, với số mã tăng chiếm ưu thế, phản ánh tâm lý lạc quan của nhà đầu tư.

Một số lưu ý trong cách đọc bảng giá chứng khoán

  • Xanh vỏ đỏ lòng: Nếu VN-Index tăng nhưng phần lớn cổ phiếu giảm, có thể chỉ số đang bị kéo lên bởi một số mã vốn hóa lớn. Khi đó, thị trường chung vẫn chưa thực sự tích cực.
  • Độ lan tỏa: Nếu số lượng mã tăng áp đảo mã giảm, thị trường có thể đang lạc quan. Ngược lại, nếu số mã giảm nhiều hơn đáng kể, thị trường có xu hướng tiêu cực.
  • Thanh khoản: Nếu điểm số tăng hoặc giảm mạnh nhưng khối lượng giao dịch thấp, đây có thể chỉ là biến động nhất thời. Nhưng nếu thanh khoản cao, xu hướng này có  thể bền vững hơn.
  • Khối lượng giao dịch: Việc theo dõi khối lượng giao dịch theo từng cổ phiếu giúp xác định dòng tiền đang tập trung vào nhóm ngành nào. Nếu một cổ phiếu tăng giá đi kèm với khối lượng cao, đây có thể là tín hiệu xác nhận xu hướng tăng đáng tin cậy.
  • Biến động bất thường: Các cú tăng hoặc giảm bất thường trong một khoảng thời gian ngắn có thể là do thông tin tác động lớn từ bên ngoài như tin tức kinh tế, chính sách vĩ mô, hoặc báo cáo tài chính đột biến. Nhà đầu tư cần thận trọng với những biến động này, tránh đưa ra quyết định vội vàng.

Trong cách đọc bảng giá chứng khoán, chúng ta không chỉ nhìn vào một chỉ số đơn lẻ mà cần kết hợp nhiều yếu tố để có cái nhìn toàn diện. Sự biến động mạnh của VN-Index, khối lượng giao dịch tăng đột biến, và số lượng mã tăng hoặc giảm áp đảo đều là những tín hiệu quan trọng giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Vì vậy, việc nắm vững cách đọc bảng giá chứng khoán giúp bạn đánh giá chính xác diễn biến thị trường, từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Đừng quên theo dõi kênh Chungkhoan.com.vn để tiếp tục cập nhật những thông tin bổ ích về đầu tư và tài chính!

Share This Article