Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – HSC

Chứng khoán HSC là một trong những CTCK uy tín hàng đầu tại Việt Nam

Là một doanh nghiệp lâu đời và có thị phần lớn, HSC đang chứng minh uy tín và năng lực đồng hành cùng nhà đầu tư của mình. Tuy nhiên rào cản với công ty này là phí dịch vụ, lãi margin và đôi khi xảy ra sự cố hệ thống.  

Tổng quan về công ty Chứng khoán HSC 

Với hơn 20 năm kinh nghiệm, HSC luôn là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm, HSC luôn là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư.

Công ty Cổ phần chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ 2003. Khi đó đây là một trong những công ty chứng khoán có số vốn điều lệ lớn với 50 tỷ đồng.  

Đến năm 2007, công ty tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng và mở thêm chi nhánh tại Hà Nội. Cũng trong năm, công ty cũng phát hành cổ phiếu cho các cổ đông như HDBank, FIDICO.  

Năm 2009, HSC lên sàn HOSE với mã HCM. Đến hết quý I/2024, HSC đang đứng thứ 5 thị phần môi giới tại HoSE và có vốn điều lệ hơn 4,58 nghìn tỷ đồng.  

Các dịch vụ của HSC 

  • Dịch vụ môi giới chứng khoán: Mua bán chứng khoán niêm yết, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, phái sinh. Ngoài ra nhà đầu tư còn có thể mua trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ ETF và tham gia đấu giá.  
  • Dịch vụ tư vấn tài chính: Tư vấn đầu tư, tư vấn phát hành, sáp nhập, mua bán doanh nghiệp.  
  • Dịch vụ cho vay margin: Cung cấp vốn cho nhà đầu tư giao dịch chứng khoán.  
  • Dịch vụ cung cấp thông tin tài chính: Cung cấp thông tin thị trường, phân tích chuyên sâu cho nhà đầu tư.     

Ưu và nhược điểm của HSC 

Chứng khoán HSC có những điểm mạnh và điểm yếu nào?
Chứng khoán HSC có những điểm mạnh và điểm yếu nào?

Ưu điểm 

  • HSC có đội ngũ nhân viên môi giới đông đảo, chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao. 
  • Đây là công ty chứng khoán có đẩy đủ các sản phẩm và dịch vụ chứng khoán, có thể đáp ứng nhu cầu của cả nhà đầu tư cá nhân và khách hàng tổ chức. 
  • Công ty chứng khoán lâu đời đã có nhiều giải thưởng như Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2023 do tạp chí Nhịp Cầu Đầu tư trao tặng, Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2023 do Forbes Việt Nam trao tặng. 

Nhược điểm 

  • Phí giao dịch, lãi margin của HSC đang ở mức tương đối cao so với các công ty chứng khoán khác trên thị trường. 
  • Hệ thống giao dịch của HSC đôi khi gặp sự cố kỹ thuật, ảnh hưởng tới việc giao dịch của khách hàng.  

Cách mở tài khoản HSC 

Hướng dẫn cách mở tài khoản chứng khoán HSC
Hướng dẫn cách mở tài khoản chứng khoán HSC
  • Bước 1: Nhà đầu tư truy cập website mở tài khoản online của HSC. Tại màn hình đầu tiên, nhà đầu tư cần nhập số điện thoại di động, địa chỉ mail. Cả 2 thông tin này cần nhập chính xác vì số điện thoại sẽ sử dụng để nhận OTP, địa chỉ mail sẽ nhận các thông báo của công ty chứng khoán.  
  • Bước 2: Nhà đầu tư nhập OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký ở bước trước. 
  • Bước 3: Upload ảnh mặt trước và sau của chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Lưu ý ảnh giấy tờ này cần chụp rõ ràng, không bị cắt góc, không bị bóng ánh sáng. 
  • Bước 4: Nhà đầu tư cần sử dụng điện thoại hoặc máy tính có webcam, chụp ảnh chân dung theo hướng dẫn trên trang web.  
  • Bước 5: Hệ thống sẽ hiện ra các thông tin được trích xuất tự động từ giấy tờ đăng tải ở bước 3. Tại bước này nếu phát hiện sai sót hoặc thiếu thông tin, nhà đầu tư cần bổ sung trước khi sang bước tiếp theo.  
  • Bước 6: Nhà đầu tư cần khai báo thông tin ngân hàng mình muốn sử dụng với dịch vụ của HSC. Sau đó sẽ là bước xác nhận Điều khoản và Điều kiện cung cấp dịch vụ của HSC. 

Chi phí cho nhà đầu tư tại HSC 

Khi giao dịch tại HSC, nhà đầu tư sẽ phải chịu những loại phí nào?
Khi giao dịch tại HSC, nhà đầu tư sẽ phải chịu những loại phí nào?

Hiện nay HSC đang áp dụng thu phí cho khá nhiều dịch vụ. Tuy nhiên nhà đầu tư có thể được giảm các phí này nhờ áp dụng chương trình khuyến mại của công ty chứng khoán.  

Phí môi giới: 

  • Phí giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) từ 0,1% (đã bao gồm phí trả cho Sở giao dịch) 
  • Phí giao dịch chứng chỉ quỹ phi niêm yết: 0.15% giá trị giao dịch. 
  • Phí giao dịch trái phiếu: 0.003% – 0.03% giá trị giao dịch. 
  • Phí giao dịch chứng phái sinh: 0.15% – 0.35% giá trị hợp đồng. 
  • Phí giao dịch qua Sở Giao dịch Chứng khoán: 0.03% giá trị giao dịch. 

Phí lưu ký: 

  • 0,4 đồng/1 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ/tháng. 
  • 0,2 đồng/1 trái phiếu/tháng. 

Phí khác: 

  • Phí hủy lệnh: Miễn phí. 
  • Phí sửa lệnh: Miễn phí. 
  • Phí in sao báo cáo giao dịch: Miễn phí. 

Phí dịch vụ lưu ký:

  • Phí lưu ký chứng khoán: 0,4 đồng/1 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ/tháng. 
  • Phí lưu ký trái phiếu: 0,2 đồng/1 trái phiếu/tháng. 
  • Phí in sao báo cáo lưu ký: Miễn phí. 

Phí vay margin:

  • Lãi suất cho vay margin: 13.5%/năm. 
  • Phí bảo đảm: 0.5% giá trị khoản vay. 
  • Phí sử dụng hạn mức vay margin: 0,1% giá trị hạn mức vay/tháng. 
  • Lãi dịch vụ ứng trước tiền bán: 13.5%/năm. 

Phí dịch vụ tư vấn tài chính:

  • Phí tư vấn đầu tư: Phí có thể thay đổi tùy theo sản phẩm và dịch vụ tư vấn. 
  • Phí tư vấn phát hành: Phí có thể thay đổi tùy theo quy mô và loại hình phát hành. 
  • Phí tư vấn sáp nhập, mua bán doanh nghiệp: Phí có thể thay đổi tùy theo quy mô và độ phức tạp của thương vụ. 
Share This Article