Danh mục đầu tư của Quỹ Cổ phiếu tăng trưởng Mirae Asset Việt Nam

Danh mục đầu tư của Quỹ Cổ phiếu tăng trưởng Mirae Asset

Ngoài đầu tư vào trái phiếu, ETF, Mirae Asset Việt Nam còn có một quỹ mở với danh mục đầu tư là các cổ phiếu có mức tăng trưởng cao, phù hợp với các nhà đầu tư có ý định nắm giữ trung và dài hạn, sẵn sàng chấp nhận các biến động thị trường.  

Về quỹ Cổ phiếu tăng trưởng Mirae Asset Việt Nam

Mirae Asset Global Investments Co., Ltd. được thành lập tại Châu Á và đang có mặt tại 19 quốc gia
Mirae Asset Global Investments Co., Ltd. được thành lập tại Châu Á và đang có mặt tại 19 quốc gia

Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng Mirae Asset Việt Nam (MAGEF) là quỹ mở của Công Ty TNHH Quản Lý Quỹ Mirae Asset. Được thành lập từ tháng 7/2019 với ngân hàng lưu ký là Standard Chartered (Việt Nam).  

Quỹ tăng trưởng giá trị tài sản ròng dài hạn thông qua tăng trưởng vốn gốc và thu nhập của các khoản đầu tư tập trung vào cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch có vốn hóa lớn, thanh khoản cao và cổ phiếu sẽ niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Danh mục đầu tư của quỹ Mirae Asset Việt Nam

Theo báo cáo tháng 6/2024 của MAGEF, danh mục của quỹ gồm các mã với tỷ trọng như sau:

Có thể thấy hiện nay tài sản ròng của quỹ chủ yếu tập trung vào ngành Tài chính, sau đó là Tiêu dùng không thiết yếu, Bất động sản, Công nghệ thông tin.  

Phân tích một số mã trong danh mục 

HPG – CTCP Tập đoàn Hòa Phát 

HPG - CTCP Tập đoàn Hòa Phát luôn nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư.
HPG – CTCP Tập đoàn Hòa Phát luôn nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư.

Theo thông tin của SSI, sản lượng thép xây dựng của HPG tăng đáng kể trong quý 2/2024, đạt 1,27 triệu tấn. Đây là mức cao thứ nhì (với lần cao nhất đạt 1,34 triệu tấn trong quý 1/2022 do nhu cầu sau dịch). 

Mức tăng sản lượng này đến từ thị trường trong nước phục hồi. Thị phần của HPG tăng từ 32% lên 38% so với cùng kỳ nửa năm đầu. Sản lượng phôi thép cũng tăng tích cực.  

Tuy nhiên HPG có thể gặp nhiều thách thức từ thị trường xuất khẩu. Liên minh châu Âu đã quyết định gia hạn các biện pháp bảo hộ với thép nhập khẩu đến hết tháng 6/2026. Đồng thời áp dụng hạn ngạch tương đương 142.000 tấn/quý với thép Việt Nam. Nếu xuất khẩu sang EU ngoài hạn ngạch này, lượng thép cao hơn sẽ bị áp thuế 25%. Thị trường EU chiếm 37% doanh thu xuất khẩu của HPG năm 2023. 

Công ty hiện đang mở rộng sang các thị trường xuất khẩu mới như Trung Đông, châu Phi và Bắc Mỹ. Ngoài ra cũng có thể tăng tỷ trọng xuất khẩu ở các thị trường đang không bị áp thuế chống bán phá giá.  

Dù vậy một số đơn vị phân tích cũng đồng quan điểm lợi nhuận của HPG vẫn được hỗ trợ nhờ chi phí đầu vào của công ty thấp và giá thép xây dựng đang ổn định. SSI dự đoán lợi nhuận cả năm 2024 của HPG đạt 12.800 tỷ đồng vào năm 2025 có thể tăng 23% so với 2024. 

CTR – Tổng CTCP Công trình Viettel 

CTG được dự đoán sẽ bay cao giờ tình hình kinh doanh thuận lợi
CTG được dự đoán sẽ bay cao giờ tình hình kinh doanh thuận lợi

Kết thúc quý 2/2024, CTR đã có doanh thu đạt 5.700 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ). Theo SSI, mức doanh thu này là phù hợp với dự đoán trước đây của họ, nhưng lợi nhuận trước thuế lại thấp hơn so với dự báo. Nguyên nhân được cho là do doanh thu mảng dịch vụ kỹ thuật và giải pháp tích hợp thấp hơn dự báo.  

Các mảng kinh doanh chính của CTR đều đặt lợi nhuận tăng, cụ thể:

  • Mảng vận hành khai thác: đạt doanh thu 2.900 tỷ đồng (tăng 2% so với cùng kỳ) 
  • Mảng xây dựng: ghi nhận doanh thu 1.700 tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ) 
  • Mảng hạ tầng cho thuê: có doanh thu 283 tỷ đồng (tăng 39% so với cùng kỳ). CTR trong mảng này đang xây dựng các trạm BTS và cho các nhà mạng di động thuê. Đến hết tháng 6/2024, CTR đang có 7.809 trạm BST với 255 trạm đang cho hơn hai nhà mạng thuê. 
  • Mảng dịch vụ kỹ thuật và giải pháp tích hợp: đạt doanh thu 718 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ.  

Vietcap dự báo mảng hạ tầng cho thuê trong giai đoạn tới sẽ mang tới doanh thu lớn cho CTR nhờ việc cho thuê tuyến cao quang dọc cao tốc Bắc-Nam. Dự kiến CTR sẽ tiến hành cho thuê được từ năm 2025.  

Tuy nhiên rủi ro có thể xảy ra với mảng kinh doanh cho thuê trạm BTS. Số lượng trạm mới đang thấp hơn dự kiến, các công ty viễn thông đang có xu hướng không muốn chia sẻ các trạm phát sóng với các đối thủ. Trong khi việc triển khai 5G đang có dấu hiệu chậm lại.  

Doanh thu mảng xây dựng dân dụng cũng được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới do nhu cầu tăng 14% trong năm 2024. 

TCB – Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 

TCB vẫn luôn là mã cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư chọn mặt gửi vàng
TCB vẫn luôn là mã cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư chọn mặt gửi vàng

Hết quý 2/2024, Tổng thu nhập hoạt động đạt 13,42 nghìn tỷ (tăng 44% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế của ngân hàng 6 tháng đầu 2024 tăng 38,5% so với cùng kỳ.  

Hiện nay TCB đang có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều so với tăng trưởng toàn hệ thống, đến hết quý 2/2024 đã đạt hơn 70% room tín dụng được cấp. Ngân hàng đang kỳ vọng sẽ được Ngân hàng Nhà nước xem xét, cấp thêm room tín dụng trong nửa cuối năm.  

Chỉ số NIM của TCB cũng tiếp tục tăng. Quý 2 vừa qua NIM của TCB đã tăng 0,3 điểm phần trăm so với quý trước, trở thành mức cao nhất từ quý 4/2022. Tuy nhiên tốc độ tăng chỉ số NIM được dự báo sẽ chậm lại vào cuối năm do áp lực cạnh tranh lãi suất cho vay và chi phí vốn khó giảm tiếp.  

Chất lượng tài sản của TCB cũng đang giảm so với quý trước. Số khoản phải thu đã tăng 15%.  

Điểm tích cực là số khoản nợ nhóm 2 của TCB đã giảm 25% so với quý trước. Như vậy áp lực gia tăng nợ xấu trong các quý tiếp theo sẽ giảm. TCB cũng đang thuộc nhóm có nợ xấu thấp nhất ngành và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cũng được duy trì trên 100%. 

Share This Article
Leave a comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *