Lạm phát là gì? Tại sao tiền trong ví ngày càng mất giá?

Lạm phát là gì? Tại sao tiền trong ví ngày càng mất giá

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến, có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội và nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việc hiểu rõ lạm phát là gì, nguyên nhân và hậu quả của nó không chỉ giúp chúng ta nhận diện được những tác động tích cực/ tiêu cực mà còn cung cấp các giải pháp để quản lý và điều tiết tình trạng này.

Lạm phát là gì?

lam-phat-la-gi-1
Khái niệm của lạm phát là gì?

Lạm phát là gì? Đây là hiện tượng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên liên tục theo thời gian, làm giảm sức mua của đồng tiền. Nói đơn giản hơn là khi lạm phát xảy ra, cùng một số tiền sẽ mua được ít hàng hóa hoặc dịch vụ hơn so với trước đây. Điều này cũng góp phần lý giải cho vì sao “Tiền mặt trong ví ngày càng mất giá”.

Chẳng hạn, năm trước giá một ổ bánh mì là 20000 đồng, nhưng năm nay tăng lên 25000 đồng, khiến số tiền 20.000 đồng không đủ để mua bánh mì như trước. Tương tự, một người lao động nhận lương 10 triệu đồng/tháng nhưng giá cả các hàng hóa cơ bản như gạo, xăng, điện tăng 10%, thì nếu lương không tăng tương ứng, họ sẽ cảm thấy thu nhập thực tế của mình giảm đi.

Nguyên nhân gây ra lạm phát là gì?

lam-phat-la-gi
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lạm phát là gì?

1. Lạm phát do cầu kéo 

Khi nhắc đến một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát là gì thì không thể thiếu cầu kéo. Hiện tượng này xảy ra khi tổng cầu trong nền kinh tế vượt quá tổng cung, làm giá cả tăng lên. Nguyên nhân thường đến từ việc thu nhập của người dân tăng, dẫn đến chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh. 

Ngoài ra, các chính sách tài khóa như tăng chi tiêu công hoặc giảm thuế cũng có thể kích thích nhu cầu, góp phần làm giá cả leo thang. Một yếu tố khác là tăng trưởng tín dụng và cung tiền, khi lượng tiền trong nền kinh tế vượt quá khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ.

2. Lạm phát do chi phí đẩy

Lý do tiếp theo dẫn đến lạm phát là gì? Đó là chi phí đẩy phát sinh khi chi phí sản xuất tăng, buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán để duy trì lợi nhuận. 

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm giá nguyên vật liệu và năng lượng tăng cao, lương nhân công tăng mà không đi kèm với cải thiện năng suất lao động hoặc các loại thuế và phí doanh nghiệp tăng lên. Khi chi phí sản xuất tăng trên diện rộng, giá thành hàng hóa và dịch vụ cũng tăng theo, dẫn đến lạm phát.

3. Lạm phát do chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ có thể gây lạm phát nếu không được thực hiện hợp lý. Khi Ngân hàng Trung ương bơm quá nhiều tiền vào nền kinh tế hoặc giữ lãi suất thấp kéo dài, cung tiền vượt quá cầu thực, dẫn đến giá cả tăng. 

Việc tăng trưởng tín dụng ồ ạt, dòng tiền chảy vào đầu cơ thay vì sản xuất hoặc đồng nội tệ mất giá khiến chi phí nhập khẩu tăng cũng là những nguyên nhân. Do đó, cần điều chỉnh chính sách tiền tệ thận trọng để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả.

4. Lạm phát do xuất khẩu

Khi các doanh nghiệp tập trung xuất khẩu để tận dụng giá cao hơn trên thị trường quốc tế, nguồn cung hàng hóa trong nước giảm, tạo áp lực tăng giá. Điều này đặc biệt dễ thấy ở các quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng nông sản, năng lượng hoặc nguyên liệu thô, khi giá thế giới tăng mạnh sẽ kéo theo lạm phát trong nước.

5. Lạm phát do nhập khẩu

Do nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao hoặc các nhà cung cấp nước ngoài tăng giá, đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ khiến giá nhập khẩu hàng hóa tăng. Điều này buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán sản phẩm. Kết quả là, mức giá chung trên thị trường tăng cao, gây áp lực lên lạm phát.

Các loại lạm phát là gì?

cac-loai-lam-phat-la-gi
Các loại lạm phát là gì?
  • Lạm phát tự nhiên: Mức tăng giá thấp (khoảng dưới 10%/ năm). Lạm phát ở mức này thường được coi là tốt cho sự phát triển kinh tế, giá cả tăng dần và ổn định, có thể dự đoán được. Tuy nhiên, các quốc gia thường sẽ kỳ vọng tỷ lệ lạm phát ở dưới 5%, cho thấy tín hiệu tích cực từ nền kinh tế
  • Lạm phát phi mã: Mức tăng giá cao (thường từ 10%-100%/ năm). Ở mức này, giá cả tăng nhanh và khó kiểm soát, tạo ra bất ổn kinh tế rõ rệt. Sức mua của đồng tiền giảm mạnh trong thời gian ngắn, khiến người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn. Trường hợp này đã từng xảy ra tại Việt Nam trong khoảng năm 1980 – 1992.
  • Siêu lạm phát: Xảy ra khi mức giá tăng cực kỳ nhanh (trên 100%/ năm). Ở mức này, giá cả tăng với tốc độ chóng mặt, có thể thay đổi hàng ngày hoặc hàng giờ, khiến tiền tệ mất giá hoàn toàn, dẫn đến khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Trường hợp này đã xảy ra tại Zimbabwe vào tháng 1/2023 khi ghi nhận mức lạm phát lên tới 230%.
  • Lưu ý: Các ngưỡng này có thể thay đổi tùy theo quan điểm và bối cảnh kinh tế cụ thể.

Các chỉ số lạm phát quan trọng ảnh hưởng đến lạm phát

cpi-ppi-va-gdp
CPI, PPI và GDP là những chỉ số quan trọng

Các chỉ số lạm phát quan trọng thường được sử dụng để đo lường mức độ biến động giá cả trong nền kinh tế bao gồm CPI (Chỉ số giá tiêu dùng), PPI (Chỉ số giá sản xuất), GDP (Chỉ số tổng giá trị sản phẩm nội địa).

Trong đó, CPI phản ánh mức thay đổi trung bình giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày, còn PPI đo lường biến động giá ở giai đoạn sản xuất, thường là chỉ báo sớm cho CPI. GDP cung cấp cái nhìn toàn diện hơn bằng cách đo lường mức giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước.

Công thức tính lạm phát là gì?

cong-thuc-tinh-lam-phat-la-gi
Công thức tính lạm phát là gì?

Hiện nay có khá nhiều cách tính lạm phát tràn lan trên không gian mạng. Vậy công thức phổ biến và chính xác nhất để tính lạm phát là gì?

Lạm phát là một chỉ số kinh tế quan trọng, đo lường mức độ tăng giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế qua thời gian, thường được tính dựa trên chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Công thức cụ thể như sau:

Chỉ số lạm phát = (Giá trị CPI hiện tại / Giá trị CPI cơ sở) x 100

Ví dụ: Giả sử giá trị CPI cơ sở (năm gốc để so sánh) là 100 và giá trị CPI hiện tại (năm hiện tại) là 120

=> Áp dụng công thức: Chỉ số lạm phát = (120/100) x 100 = 120%

Vậy, chỉ số lạm phát là 120%. Điều này có nghĩa là so với năm gốc, mức giá trung bình đã tăng thêm 20%.

Ngoài ra, ta cũng có thể tính lạm phát dựa theo chỉ số giảm phát GDP. Cụ thể: 

Tỷ lệ lạm phát = [(Chỉ số giảm phát GDP năm hiện tại – Chỉ số giảm phát GDP năm trước) / Chỉ số giảm phát GDP năm trước] x 100

Ví dụ: Giả sử chỉ số giảm phát GDP năm 2023 và năm 2022 lần lượt là 100 và 95.

=> Áp dụng công thức: Tỷ lệ lạm phát = [(100 – 95) / 95] * 100 = 5.26%

Như vậy, tỷ lệ lạm phát năm 2023 so với năm 2022 là 5.26%.

Ảnh hưởng của lạm phát là gì?

lam-phat-la-gi
Lạm phát có thể mang đến cả tác động tích cực và tiêu cực, tùy thuộc vào mức độ và cách nền kinh tế quản lý nó

Tích cực

Khi lạm phát ở mức vừa phải, nó có thể thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư. Người dân và doanh nghiệp có xu hướng chi tiêu và đầu tư nhiều hơn vì giá trị tiền tệ giảm theo thời gian. Điều này giúp kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo ra sự luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Một lợi ích khác là lạm phát có thể giảm gánh nặng nợ.

 Đối với những người hoặc tổ chức vay vốn, giá trị thực của số nợ giảm theo thời gian, làm cho việc trả nợ trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, lạm phát vừa phải còn khuyến khích sản xuất. Khi giá cả tăng, doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao hơn, từ đó có động lực mở rộng sản xuất, tuyển dụng thêm lao động, và đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung.

Tiêu cực

Lạm phát cao hoặc không kiểm soát được gây nhiều hệ lụy tiêu cực, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ. Cụ thể:

  • Giảm sức mua của người tiêu dùng: Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên do lạm phát, người tiêu dùng sẽ phải chi tiêu nhiều hơn để mua cùng một lượng hàng hóa, dẫn đến việc giảm sức mua thực tế.
  • Giảm thu nhập thực tế: Khi lạm phát tăng nhưng thu nhập danh nghĩa không thay đổi, thu nhập thực tế của người lao động sẽ bị giảm xuống, khiến họ có bị giảm khả năng tài chính.
  • Tăng chi phí sản xuất: Lạm phát kéo theo việc gia tăng giá nguyên liệu, năng lượng, và chi phí lao động, làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp
  • Tác động tiêu cực đến người tiết kiệm: Người tiết kiệm chịu thiệt hại lớn nhất trong thời kỳ lạm phát cao. Giá trị thực của tiền tiết kiệm giảm, vì số tiền họ tích lũy được không đủ để duy trì mức sống như trước.
  • Khó khăn trong lập kế hoạch kinh doanh: Doanh nghiệp khó dự đoán chi phí và giá bán, ảnh hưởng đến lợi nhuận và chiến lược kinh doanh.

Tác động của lạm phát đến kinh tế

lam-phat
Lạm phát có những tác động đáng kể tới nền kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

Lạm phát ở mức vừa phải có thể là một chỉ báo cho sự phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư gia tăng, điều này thường dẫn đến lạm phát nhẹ. 

Tuy nhiên, nếu lạm phát kiểm soát tốt, nó có thể thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế mà không gây ra sự bất ổn. Ngược lại, nếu lạm phát quá cao, nó có thể gây ra tình trạng “đảo lộn” nền kinh tế, khi người tiêu dùng và doanh nghiệp trở nên hoang mang và không muốn chi tiêu hoặc đầu tư.

Thay đổi chính sách tiền tệ

Ngân hàng trung ương có thể sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để điều chỉnh lạm phát, chẳng hạn như thay đổi lãi suất hoặc thực hiện các biện pháp kiểm soát tiền tệ. Chính phủ cũng có thể sử dụng chính sách tài khóa để giảm tác động của lạm phát bằng cách điều chỉnh thuế hoặc chi tiêu công. 

Chênh lệch thu nhập

Lạm phát là gì mà có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng thu nhập? Đặc biệt là đối với những người có thu nhập cố định, chẳng hạn như lương hưu hoặc các khoản trợ cấp. Những người này sẽ gặp khó khăn hơn trong việc duy trì mức sống khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng. 

Mặt khác, những người có thu nhập từ tài sản (như chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư) có thể hưởng lợi từ sự tăng giá tài sản do lạm phát. Điều này có thể làm tăng sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.

Cách kiểm soát lạm phát là gì?

lam-phat-la-gi-5
Cần phải có những biện pháp hiệu quả để kiểm soát lạm phát là gì?

Vậy, cách thức được cho là hiệu quả và tối ưu để kiểm soát lạm phát là gì? Dưới đây là một trong những giải pháp phổ biến mà các quốc gia, các nền kinh tế vẫn thường ứng dụng:

Thắt chặt chính sách tiền tệ

Ngân hàng trung ương đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát thông qua các biện pháp tiền tệ. Một trong số đó là tăng lãi suất để giảm lượng tiền trong lưu thông, khiến việc vay mượn trở nên khó khăn hơn, từ đó hạn chế tiêu dùng và đầu tư. 

Ngoài ra, ngân hàng trung ương có thể thắt chặt cung tiền bằng cách bán trái phiếu chính phủ hoặc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Kiểm soát tỷ giá hối đoái cũng được áp dụng để ngăn ngừa lạm phát do hàng hóa nhập khẩu tăng giá.

Kiểm soát giá cả và chống đầu cơ

Chính phủ có thể áp dụng kiểm soát giá cả đối với các hàng hóa thiết yếu để ngăn chặn tình trạng tăng giá đột biến, đồng thời triển khai các biện pháp chống đầu cơ trên thị trường. Việc này giúp ổn định giá cả, đặc biệt đối với những mặt hàng quan trọng như thực phẩm và nhiên liệu, giúp giảm tác động của lạm phát đến người tiêu dùng.

Giảm nhập khẩu lạm phát

Đa dạng hóa nguồn cung hàng hóa là cách hiệu quả để giảm phụ thuộc vào một thị trường duy nhất, tránh việc giá cả tăng cao do biến động nhập khẩu. Ngoài ra, chính phủ cần thúc đẩy sản xuất trong nước để giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là những mặt hàng dễ bị lạm phát tác động.

Tăng năng suất

Để cân đối cung – cầu, chính phủ cần khuyến khích đầu tư vào sản xuất để tăng sản lượng hàng hóa. Đồng thời, việc cải thiện chuỗi cung ứng giúp giảm chi phí vận chuyển và phân phối, từ đó hạn chế áp lực tăng giá.

Vì sao nhà đầu tư cần quan tâm đến lạm phát?

Dưới đây là những lý do quan trọng khiến nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý đến lạm phát:

  • Ảnh hưởng đến sức mua: Lạm phát làm giảm giá trị của tiền tệ, ảnh hưởng đến sức mua của nhà đầu tư và người tiêu dùng, từ đó có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp. 
  • Lãi suất và chính sách tiền tệ: Ngân hàng trung ương thường điều chỉnh lãi suất để kiểm soát lạm phát. Lãi suất cao có thể làm tăng chi phí vay mượn và giảm động lực đầu tư, trong khi lãi suất thấp có thể thúc đẩy đầu tư nhưng cũng làm tăng áp lực lạm phát. 
  • Định giá tài sản: Lạm phát có thể làm giảm giá trị thực của các tài sản như trái phiếu cố định, do lãi suất cao hơn có thể khiến giá trị trái phiếu giảm. 
  • Chi phí sản xuất: Lạm phát có thể làm tăng chi phí nguyên liệu đầu vào và chi phí lao động, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty không thể chuyển chi phí này cho người tiêu dùng.
  • Biến động thị trường: Lạm phát có thể gây ra sự không ổn định trong các thị trường tài chính, làm gia tăng biến động giá trị cổ phiếu và tài sản khác khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng trong quyết định đầu tư. 
  • Dự đoán và kế hoạch dài hạn: Nhà đầu tư cần phải dự đoán lạm phát khi lập kế hoạch tài chính dài hạn để đảm bảo rằng các chiến lược đầu tư của họ vẫn có thể sinh lời trong bối cảnh lạm phát gia tăng. 
  • Tác động đến các loại tài sản phòng chống lạm phát: Lạm phát có thể làm gia tăng sự hấp dẫn của các loại tài sản như vàng, bất động sản, hay các quỹ phòng ngừa lạm phát vì chúng thường giữ giá trị tốt hơn trong môi trường lạm phát cao.

Tóm lại, lạm phát là điều khó thể tránh khỏi trong bất kỳ nền kinh tế nào. Dù có thể mang lại những lợi ích nhất định khi ở mức độ vừa phải, nhưng khi lạm phát vượt quá tầm kiểm soát, nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy khó lường. Việc hiểu về lạm phát là gì và điều chỉnh chỉ số này một cách hợp lý là chìa khóa để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế.

Đừng quên theo dõi kênh Chungkhoan.com.vn để tiếp tục cập nhật những thông tin bổ ích về đầu tư và tài chính!

Share This Article