Giao dịch chứng quyền là một hình thức đầu tư hấp dẫn nhờ tính linh hoạt và tiềm năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, để thành công khi đầu tư chứng quyền, nhà đầu tư cần nắm rõ cách tính lời lỗ để có thể đưa ra quyết định chính xác. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách tính lời lỗ khi giao dịch chứng quyền, cùng DNSE tham khảo ngay!
Chứng quyền là gì?

Chứng quyền (COVERED WARRANT – CW) là sản phẩm tài chính do công ty chứng khoán phát hành, được niêm yết trên sàn chứng khoán, có mã giao dịch riêng và có hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở. Để xác định lãi/lỗ vào ngày đáo hạn, mỗi chứng quyền sẽ được gắn liền với 1 mã chứng khoán cơ sở.
NĐT mua CW có thể bán khi chứng quyền niêm yết trên sàn giao dịch hoặc giữ đến đáo hạn. NĐT giữ chứng quyền đến đáo hạn sẽ được nhận lãi chênh lệch bằng tiền mặt giữa giá thanh toán chứng quyền tại ngày đáo hạn và giá thực hiện của CW.
Ví dụ: Công ty chứng khoán A phát hành chứng quyền mua dựa trên cổ phiếu FPT, với các thông tin sau:
- Mã chứng quyền: CFPT2301
- Chứng khoán cơ sở: Cổ phiếu FPT
- Giá thực hiện: 90.000 VNĐ
- Ngày đáo hạn: 15/08/2025
- Tỷ lệ chuyển đổi: 2:1 (2 CW đổi 1 cổ phiếu FPT)
- Giá thanh toán tại ngày đáo hạn: 100.000 VNĐ
Nếu nhà đầu tư nắm giữ đến đáo hạn, lợi nhuận sẽ được tính như sau:
(Giá thanh toán – Giá thực hiện) / Tỷ lệ chuyển đổi = (100.000 – 90.000) / 2 = 5.000 VNĐ/CW
Như vậy, mỗi chứng quyền CFPT2301 mang lại lợi nhuận 5.000 VNĐ tại thời điểm đáo hạn (chưa bao gồm thuế, phí).
Những thông tin cần lưu ý khi đầu tư và giao dịch chứng quyền
Thông tin |
Ý nghĩa |
Ví dụ |
Tài sản cơ sở (TSCS) |
Mã chứng khoán cơ sở (CKCS) mà tổ chức phát hành CW dùng làm tài sản phát hành CW | DNSE phát hành chứng quyền với tài sản cơ sở là:
Cổ phiếu FPT |
Tỷ lệ chuyển đổi |
Số lượng CW tương đương với CKCS | 5:1 |
Thời hạn chứng quyền |
3 – 24 tháng |
06 tháng |
Ngày giao dịch cuối cùng |
|
14/12/2024 |
Ngày đáo hạn | Ngày cuối cùng hiệu lực của CW |
16/12/2024 |
Phương thức giao dịch |
Thời gian chứng quyền và tiền về tài khoản là T+2 như chứng khoán cơ sở | |
Giá chứng quyền |
Khoản chi phí nhà đầu tư bỏ ra để sở hữu chứng quyền |
3.000 đồng/CW |
Giá thực hiện | Mức giá tương đương việc nhà đầu tư mua CKCS khi chứng quyền đáo hạn |
60.000 vnđ |
Các trạng thái khi giao dịch chứng quyền
Để xác định trạng thái lời/lỗ cho chứng quyền đang sở hữu, nhà đầu tư cần quan tâm đến trạng thái của giá CKCS và giá thực hiện. Cụ thể:
Trạng thái |
Chứng quyền |
|
Giao dịch trước ngày đáo hạn | Giao dịch vào ngày đáo hạn | |
Trạng thái lãi (ITM) – In-the-money |
Giá bán > Giá mua |
Giá CKCS > Giá thực hiện |
Trạng thái lỗ (OTM) – Out-of-the-money |
Giá bán < Giá mua |
Giá CKCS < Giá thực hiện |
Trạng thái hòa vốn (ATM) – At-the-money |
Giá bán = Giá mua |
Giá CKCS = Giá thực hiện |
Công thức tính lời lỗ khi giao dịch chứng quyền

Công thức tính lãi/lỗ khi giao dịch chứng quyền
- Công thức tính lãi/ lỗ khi giao dịch trước ngày đáo hạn:
Lợi nhuận ròng = (Giá chứng quyền hiện tại – giá mua) * Số lượng chứng quyền
- Công thức tính lãi/ lỗ khi giao dịch trong ngày đáo hạn:
Lợi nhuận ròng = [(Giá CKCS – Giá thực hiện)/Tỷ lệ chuyển đổi – Giá mua chứng quyền] * Số lượng chứng quyền mua
Ví dụ về cách tính lời lỗ khi giao dịch chứng quyền
Giả sử ngày 16/06/2024, NĐT mua 1.000 chứng quyền của DNSE với chứng khoán cơ sở đảm bảo là cổ phiếu FPT, tỷ lệ chuyển đổi 5:1, giá mua chứng quyền 3.000 đồng/CW, giá thực hiện là 60.000.
- Khi NĐT giao dịch chứng quyền trước ngày đáo hạn
- Tại thời điểm bán, giá chứng quyền là 4.000 đồng/CW.
=> Lãi của NĐT = (4.000 -3.000) * 1.000 = 1.000.000 đồng
- Tại thời điểm bán, giá chứng quyền là 2.500 đồng/CW.
=> Lãi của NĐT = (2.500 – 3.000)*1.000= -500.000 đồng (tức NĐT lỗ 500.000 đồng)
- Khi NĐT giao dịch chứng quyền trong ngày đáo hạn
- Tại ngày đáo hạn, giá của FPT là 90.000
=> Lãi của NĐT= 1.000 *[(90.000-60.000)/5-3.000]=3.000.000 đồng
- Tại ngày đáo hạn, giá của FPT là 75.000
=> Lãi của NĐT= 1.000 *[(75.000-60.000)/5-3.000]=0 (NĐT hòa vốn)
- Tại ngày đáo hạn, giá của FPT là 50.000
=> Lãi của NĐT= 1.000 *[(50.000-60.000)/5-3.000]=-5.000.000 (NĐT lỗ 5.000.000 đồng)
Những yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng quyền
- Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền: Đây là hai yếu tố chính quyết định giá trị nội tại của chứng quyền. Độ chênh lệch giữa hai mức giá này ảnh hưởng trực tiếp đến giá chứng quyền (CW).
- Thời gian đáo hạn: Phản ánh giá trị thời gian của CW; thời gian đáo hạn càng dài thì giá trị của CW càng cao.
- Biến động giá chứng khoán cơ sở: Đây là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Biên độ dao động càng lớn thì cơ hội kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư càng cao (tức là khả năng chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện tăng), làm cho giá CW cũng tăng theo.
- Lãi suất: Việc lãi suất tăng/giảm cũng tác động đến việc xác định giá của CW.
- Cung – cầu thị trường: Cung và cầu của chứng quyền cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị của chứng quyền. Khi nhu cầu mua chứng quyền tăng cao trong khi cung cấp hạn chế, giá chứng quyền có thể tăng. Ngược lại, nếu cung vượt cầu, giá chứng quyền có thể giảm.
- Chính sách của tổ chức phát hành: Chính sách của tổ chức phát hành chứng quyền, bao gồm các quyết định về điều kiện phát hành, mức độ phát hành, và các ưu đãi hoặc hạn chế đi kèm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị khi chúng ta giao dịch chứng quyền. Ví dụ, việc tổ chức phát hành thay đổi mức phí giao dịch hoặc các điều kiện chuyển nhượng có thể làm thay đổi kỳ vọng của nhà đầu tư và từ đó ảnh hưởng đến giá chứng quyền.
Lưu ý về quản trị rủi ro khi đầu tư chứng quyền

Để quản lý rủi ro khi giao dịch chứng quyền, nhà đầu tư nên lưu ý các điểm sau:
- Xác định mức cắt lỗ hợp lý
Trước khi đầu tư, nhà đầu tư cần đặt ra một mức lỗ tối đa có thể chấp nhận và tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ để tránh thua lỗ lớn khi thị trường biến động không như mong đợi.
- Theo dõi chặt chẽ biến động thị trường
Giao dịch chứng quyền chịu ảnh hưởng mạnh từ giá cổ phiếu cơ sở và tình hình thị trường chung. Cập nhật thông tin thị trường và các yếu tố kinh tế vĩ mô sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng thời điểm.
- Ưu tiên phân bổ vốn hợp lý
Chứng quyền là sản phẩm có độ biến động cao, vì vậy chỉ nên dành một phần nhỏ trong tổng vốn đầu tư cho loại hình này để phân tán rủi ro. Đa dạng hóa danh mục đầu tư với các loại tài sản ít rủi ro hơn là một cách hiệu quả để bảo vệ vốn.
- Hiểu rõ về sản phẩm chứng quyền
Nắm vững kiến thức về cơ chế hoạt động của chứng quyền, các yếu tố ảnh hưởng đến giá và thời điểm đáo hạn sẽ giúp nhà đầu tư tránh rủi ro từ các biến động không lường trước.
- Lên kế hoạch và kiên trì với chiến lược đầu tư
Xác định rõ mục tiêu đầu tư, chiến lược giao dịch chứng quyền rõ ràng và kiên trì theo kế hoạch đã đặt ra sẽ giúp nhà đầu tư giảm thiểu tác động của cảm xúc, từ đó đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt hơn.
Trên đây là chi tiết cách tính lời lỗ khi giao dịch chứng quyền. Hy vọng các thông tin trong bài đã giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về chứng quyền và cách tính lãi/lỗ khi đầu tư sản phẩm tài chính này để từ đó đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý nhất.
Đừng quên theo dõi kênh Chungkhoan.com.vn để tiếp tục cập nhật những thông tin bổ ích về đầu tư và tài chính!