Trái phiếu chuyển đổi là gì? Trái phiếu chuyển đổi khác gì trái phiếu thường?

trái phiếu chuyển đỏi

Trái phiếu chuyển đổi là một khái niệm khá xa lạ đối với phần lớn nhà đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, nó lại là một hình thức đầu tư độc đáo, linh hoạt và có khả năng sinh lời cao. Vậy trái phiếu chuyển đổi là gì? Nó có ưu nhược điểm như thế nào và khác gì so với trái phiếu thông thường? 

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

trai-phieu-chuyen-doi-la-gi

Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu được phát hành bởi công ty cổ phần và có thể chuyển đổi được thành quyền mua cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành sau một khoảng thời gian nhất định.

Điều này có thể giúp chủ sở hữu thay đổi các hình thức đầu tư linh hoạt hơn, vừa tận dụng được mức lãi suất cố định để sinh lời đều đặn, vừa có thể chuyển đổi thành cổ phiếu, tăng lợi suất đầu tư nếu nền kinh tế ổn định và có sự khởi sắc.

Đặc điểm của trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi có một số đặc điểm nổi bật bao gồm:

  • Là một loại chứng khoán nợ: Trái phiếu chuyển đổi là một loại chứng khoán nợ. Khi đó, chủ sở hữu được coi là một chủ nợ của doanh nghiệp phát hành và sẽ có quyền ưu tiên nhận được tiền trước nếu doanh nghiệp phá sản.
  • Có tính chuyển đổi: Nhà đầu tư sở hữu loại trái phiếu này có thể chuyển đổi nó thành cổ phiếu với một tỷ lệ nhất định được ấn định từ trước.
  • Lãi suất cố định thấp: Tương tự các loại trái phiếu khác, trái phiếu chuyển đổi có lãi suất cố định theo năm. Dù vậy, con số này thường thấp hơn so với trái phiếu thông thường do trái phiếu có thể chuyển đổi được thành cổ phiếu.

Ưu điểm và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi

uu-nhuoc-diem-cua-trai-phieu-chuyen-doi

Nhìn chung, trái phiếu chuyển đổi là một sản phẩm khá độc đáo nhưng nó cũng có những ưu và nhược điểm rõ ràng. Cụ thể:

Ưu điểm:

  • Cơ hội sinh lời kép: Với trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư vừa có thể nhận lãi từ trái phiếu, vừa có cơ hội hưởng lợi từ sự tăng giá cổ phiếu sau khi chuyển đổi.
  • Tính linh hoạt: Nhà đầu tư có quyền quyết định thời điểm chuyển đổi trái phiếu để tối ưu lợi nhuận một cách tối đa, giúp tránh được những pha biến động lên xuống thất thường của thị trường chứng khoán.
  • Phòng ngừa rủi ro: Nếu nền kinh tế thiếu ổn định hay cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư vẫn được hưởng lãi suất cố định của trái phiếu.

Nhược điểm:

  • Lãi suất thấp hơn: Do có thêm quyền lợi chuyển đổi, trái phiếu chuyển đổi thường có lãi suất thấp hơn so với trái phiếu thông thường.
  • Rủi ro khi cổ phiếu giảm giá: Trên thực tế, ưu điểm lớn nhất của loại trái phiếu này là khả năng chuyển đổi. Do đó, nếu nền kinh tế gặp vấn đề, thị trường chứng khoán lao dốc khiến giá cổ phiếu sụt giảm thì ưu điểm lớn nhất này cũng không còn. Nhà đầu tư bắt buộc phải nắm giữ trái phiếu nếu không muốn mạo hiểm.
  • Phụ thuộc vào tình hình công ty: Lợi ích từ việc chuyển đổi phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của công ty phát hành. Nếu đây là một doanh nghiệp có nội tại tốt, giá cổ phiếu có tiềm năng phát triển trong tương lai thì đây là một khoản đầu tư hời. Tuy nhiên, nếu cổ phiếu không có dư địa tăng giá thì loại trái phiếu này cũng không thể phát huy được ưu điểm của nó.

Điều kiện để chào bán trái phiếu chuyển đổi

dieu-kien-chao-ban-trai-phieu-chuyen-doi

Theo Khoản 3, Điều 9, Nghị định 153/2020/NĐ-CP, điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi được quy định như sau:

  • Doanh nghiệp phải hành phải là công ty cổ phần.
  • Số lượng nhà đầu tư mua trái phiếu phải dưới 100 và là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc nhà đầu tư chiến lược.
  • Đảm bảo các điều kiện khi chào bán được quy định tại Điểm b, c, d, đ, Khoản 1, Điều 9, Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
  • Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ phải cách nhau tối thiểu 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán gần nhất.
  • Hoạt động chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền cần đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Những lưu ý khi đầu tư trái phiếu chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là điều đầu tiên nhà đầu tư cần lưu ý khi mua trái phiếu chuyển đổi. Đây là mức được ấn định sẵn, cho biết lượng cổ phiếu bạn có thể sở hữu được được khi nắm giữ trái phiếu.

Ví dụ, tỷ lệ chuyển đổi của trái phiếu A là 1:10 có nghĩa rằng với 1 trái phiếu nắm giữ, trái chủ có thể nhận được 10 cổ phiếu nếu thực hiện quyền chuyển đổi. Tuy nhiên, để sở hữu lượng cổ phiếu này, nhà đầu tư vẫn sẽ phải trả một mức giá cụ thể (thường thấp hơn so với mức giá hiện hành) để thực hiện mua cổ phiếu.

Thời hạn chuyển đổi

Có những loại trái phiếu có thể chuyển đổi vào bất kỳ thời điểm nào, tuy nhiên, phần lớn các trái phiếu chuyển đổi đều có thời hạn cụ thể, ví dụ như mỗi 12 tháng một lần, tức cứ sau 12 tháng, nhà đầu tư có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. 

Đây là mốc thời gian quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý vì nếu bỏ qua một kỳ chuyển đổi, bạn sẽ phải chờ tới kỳ tiếp theo nếu muốn chuyển từ trái phiếu thành cổ phiếu. 

Công thức định giá trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi được định giá theo công thức sau:

Giá trị trái phiếu chuyển đổi = Giá trị trái phiếu thường + Giá trị quyền chuyển đổi

Trong đó:

  • Giá trị của trái phiếu thường: Đây là giá trị hiện tại của trái phiếu, bao gồm lãi suất và gốc mà trái phiếu mang lại.
  • Giá trị quyền chuyển đổi: Được tính dựa trên giá trị tiềm năng của việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu phổ thông.

Ví dụ về trái phiếu chuyển đổi

trai-phieu-cua-cii

CII là một trong các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi để huy động vốn. Vào ngày 25/01/2024, CII đã chào bán một đợt trái phiếu chuyển đổi ra công chúng với mã  CII42301 có kỳ hạn 10 năm và mệnh giá là 100.000đ/trái phiếu.

Lãi suất của trái phiếu được kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi. Cụ thể, đối với 4 kỳ tính lãi đầu tiên (trả lãi 3 tháng một lần, 4 kỳ tương ứng với 1 năm đầu), lãi suất được cố định là 10%/năm. Sau đó, lãi suất sẽ được thả nổi bằng cách lấy Lãi suất tham chiếu + 2.5%.

Trái phiếu được chào bán cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10:1 (tức sở hữu 10 cổ phiếu sẽ được quyền mua 1 trái phiếu chuyển đổi). Theo đó, kỳ chuyển đổi được quy định là 12 tháng/lần, kể từ ngày phát hành. Tỷ lệ chuyển đổi từ trái phiếu thành cổ phiếu là 1:10, tức sở hữu 1 trái phiếu sẽ được quyền mua 10 cổ phiếu tương ứng. 

Phân biệt trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu thường

Trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu thông thường có nhiều điểm khác biệt mà nhà đầu tư cần chú ý như sau:

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu trái phiếu chuyển đổi là gì cũng như ưu và nhược điểm của nó. Nhìn chung, nếu biết tận dụng thì đây sẽ là một lựa chọn đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên, nếu bạn không thực sự hiểu về doanh nghiệp, không đánh giá được tiềm năng của đơn vị phát hành thì không nên mạo hiểm lựa chọn sản phẩm này vì nó cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

Share This Article
Leave a Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *